Kinh Thánh, kinh Koran, Đạo Đức Kinh…. là những cuốn sách tôn giáo linh thiêng có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội loài người.
1. Kinh Thánh: Kinh Thánh là một trong những bộ sách nổi tiếng và được đánh giá là hay nhất mọi thời đại. Bộ sách gồm 66 quyển, được chia làm hai phần: Cựu Ước (39 quyển) và Tân Ước (27 quyển).
Nội dung của Kinh Thánh được tóm lại trong một câu của Kinh Thánh : “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (2 Ti-mô-thê 3:16, 17). Đây là bộ sách gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử loài người.
Nhiều nhà giáo dục châu Âu thấy rằng, Kinh Thánh Kito đã bám rễ vững chắc vào văn hóa phương Tây đến nỗi “bất cứ ai, dù có niềm tin hay không, nếu không quen thuộc với các giá trị và giáo huấn của Kinh Thánh sẽ trở nên dốt nát về văn hóa”. Theo Hội Dịch Giả Kinh Thánh Wycliffe Mỹ, tới năm 2013, 4,9 tỉ người có thể đã tiếp cận được với Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ. Đồng thời, một phần hoặc trọn bộ của Kinh Thánh đã được dịch ra 2.100 ngôn ngữ của 90% dân tộc trên thế giới.
2. Kinh Koran (Quran): Đây là cuốn sách có ảnh hưởng mạnh mẽ tới người Hồi giáo trên toàn thế giới. Đặc biệt sự xuất hiện của kinh Koran vào thế kỉ 7 đã đem lại cho các dân tộc Ả Rập một niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh Kinh viết bằng tiếng Ả Rập và đạo Hồi trở thành đạo dân tộc chứ không phải là đạo ngoại lai.
Cuốn sách có cùng nguồn gốc lịch sử với Do Thái giáo và Cơ-đốc giáo, gồm 114 chương, mỗi chương được biết là sura (thiên Xu- ra). Ban đầu, kinh Koran không có văn bản viết, mà chỉ truyền miệng (từ “Quran” bắt nguồn từ tiếng Arap có nghĩa là kể lại).
Kinh Koran được sáng tác 20 năm sau ngày tạ thế của Thánh Muhammad vào năm 632. Những tín đồ Hồi giáo tin rằng, kinh Koran là những lời mặc khải từ Thượng Đế được mang đến cho Thánh Muhammad qua trung gian thiên thần Gabriel trong khoảng 23 năm.
3. Kinh Vệ Đà (Vedas): Kinh Vệ Đà được xem như cỗi gốc Bà La môn và suối nguồn văn minh Ấn Độ. Vệ Đà là tập hợp bốn cuốn kinh cổ Ấn Độ (bao gồm: Rigveda, Yajurveda, Sama-Veda, and Atharva-Veda) có nguồn gốc lâu đời nhất, khoảng 1500 TCN tới 1200 TCN. Từ “vedas” có nghĩa là tri thức. Văn tự Vệ Đà không chỉ là những bộ sách cổ nhất trong văn học Sanskrit mà còn là bộ kinh được viết thành văn cổ nhất của Ấn Độ giáo.
Trong kinh có những bản ca tụng các vị thần như: thần lửa, thần núi, thần sông… Phần lớn ca tụng vẻ đẹp huy hoàng và mầu nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ. Hơn nữa, Vệ Đà còn được cho là kho tàng văn hóa vượt qua phạm trù tôn giáo, chứa đựng tất cả các nhân tố tôn giáo, triết học xã hội, chế độ đẳng cấp, lý thuyết luân hồi, nghiệp báo… thuộc văn hóa truyền thống Ấn Độ.
4. Egyptian Book of the Dead (Sách của người chết): Cuốn này là văn tự được dùng trong tang lễ của người Ai Cập cổ đại từ 1550 TCN – 50 TCN. Đây là văn tự tập hợp những bùa chú , phép thuật để bảo vệ các linh hồn người chết tránh các cạm bẫy và lừa bịp trong chuyến đi của họ sang thế giới bên kia.
Câu bùa chú “cân trái tim” là câu bùa chú nổi tiếng nhất trong 192 câu bùa chú của văn tự, được dùng giúp người chết hồi sinh sức mạnh đi đứng và nói năng trong cuộc sống thế giới bên kia. Ban đầu cuốn sách được khắc bằng chữ tượng hình trong các lăng mộ, chủ yếu phục vụ Pharaoh và các hoàng thân. Sau này cuốn sách linh thiêng này được các thầy tư tế chép lại bằng tay.
5. Đạo đức kinh: Đây là cuốn sách kinh điển được nhà triết gia Lão Tử Trung Quốc viết ra vào khoảng thế kỉ thứ 6 TCN. Đạo đức kinh gồm 81 chương với khoảng 500 chữ Hán, chia làm hai phần Thượng kinh và Hạ kinh.
Cuốn sách là nền tảng của tư tưởng triết học và tôn giáo của đạo Lão Tử. Lời lẽ trong Đạo đức kinh khúc chiết, ý nghĩa uyên thâm, bàn luận về hai chữ “ đạo đức”. Đây cũng là lời khuyên cho các bậc thống trị, vua chúa và những bài học thực tiễn cho dân thường. Cuốn sách đã mang lại niềm an ủi, sự khuyên giải và giác ngộ cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
6. Kinh Phật giáo (Buddhist Sutras): Tên bộ kinh có từ “sutras” bản thân có nghĩa là sợi chỉ để khâu vá các mảnh vải với nhau, nên bộ kinh ban đầu được viết trên các lá cây và được khâu lại với nhau. Kinh văn Phật giáo được chia làm hai loại dựa trên nguồn gốc hình thành kinh như loại tiêu chuẩn và ngoài tiêu chuẩn.
Kinh văn Phật giáo loại tiêu chuẩn được chép lại lời dạy của chính vị Thích Ca Mâu Ni. Còn loại ngoài tiêu chuẩn là các bài luận giải những bộ kinh hoặc luận, cũng như những văn bản trích dẫn kinh, lịch sử hình thành kinh, văn phạm… của các Đại sư, Luận sư.
Trong bộ kinh Phật, Diệu pháp liên hoa kinh là quyển kinh quan trọng nhất. Đây là cuốn kinh được Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trên đỉnh Linh Thứu cho vô số người nghe. Phật đã chỉ rõ có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời và thực chất chúng chỉ là một.
(Kienthuc.net.vn) – |